Tụ Hiền Trang Wiki
Register
Advertisement
Cái Bang 72F08

Cái Bang

Cái Bang (丐帮), là một môn phái rất nổi tiếng xuất hiện trong nhiều tác phẩm võ hiệp của nhiều nhà văn. Thành viên trong Cái Bang đều là bình dân thấp kém trong xã hội, đa phần đều là ăn xin, có số lượng môn nhân đông đảo nên được mệnh danh là "Thiên Hạ Đệ Nhất Đại Bang". Cái Bang là một bang phái thực sự tồn tại trong lịch sử.

Khái quát[]

Cái Bang là một trong những môn phái nổi tiếng nhất trong những tiểu thuyết võ thuật, với đặc điểm là số lượng bang nhân đông đảo, phân bố rộng rãi, có nhiều tai mắt khắp nơi, khá giỏi trong việc thu thập tin tức, có mạng lưới tình báo nhanh nhất trong chốn giang hồ. Tất cả thành viên đều là ăn xin, nhưng vẫn có ngoại lệ xuất thân cao quý, họ cũng không chỉ biết ăn xin mà kiếm sống mà còn có một số hội quán buôn bán. Cái Bang bình thường được tôn vinh là một bang phái chính nghĩa, có khẩu hiệu "Trừ Cường Tế Nhược" (diệt trừ kẻ mạnh, giúp đỡ người yếu). Cái Bang có hai môn tuyệt học nổi tiếng uy trấn giang hồ là: Đả Cẩu Bổng PhápGiáng Long Thập Bát Chưởng.

Tổ chức Cái Băng trong tiểu thuyết rất nghiêm ngặt. Cái Bang được chỉ huy bởi Bang Chủ, thông thường Bang Chủ đều là những nhân vật có võ công cao cường, đạo đức hàng đầu, được công nhận là anh hùng trong giới Bạch Đạo. Dưới quyền của Bang Chủ là Phó bang chủ, dưới nữa là một số Trưởng Lão thực hiện nhiệm vụ nhất định như: Trưỡng Lão truyền công, Trưởng Lão chấp pháp, Chưởng Bổng Long Đầu, Tứ Đại Hộ Pháp Trưởng Lão... Bên dưới là các Đà Chủ, Hương Chủ,… phân ra cai quản đệ tử ở khắp nơi. Có một câu nói cho rằng thâm niên của các thành viên trong bang được quyết định bởi số lượng túi trên người, trên vai, càng mang nhiều túi thì thâm niên càng cao. Khi một người đệ tử ra ngoài ăn xin, họ cầm thêm một chiếc gậy đánh chó trên tay để ngăn chó dữ tấn công, đặc điểm của bổng pháp là linh hoạt, được phát triển từ kinh nghiệm thực tế cuộc sống của những đệ tử. Trong bang có một bảo vật đại diện cho uy quyền của Bang chủ là Đả Cẩu Bổng, thấy bổng như thấy Bang chủ. Khi một Bang Chủ vừa được sắc phong, người đó phải quỳ lạy chân dung của tổ sư và Đả Cẩu Bổng, nếu một đệ tử mới gia nhập bang phái thì trước tiên người này phải quỳ lạy Đả Cẩu Bổng.

Cái Bang được chia thành hai phe là: "Tịnh Y" và "Ô Y". "Tịnh Y" là những người xuất thân cao hơn, họ không đi ăn xin bình thường, mà chỉ xuất hiện vào dịp Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ và Tết Trung Thu, thường quản lý cái cửa hàng, hội quán. Khi đi ăn xin họ cũng không theo phương thức bình thường mà tập hợp thành một nhóm, ngồi trước các gian hàng, tửu lâu, đánh trống và ca hát, lúc này chủ cửa hàng vì không ảnh hưởng đến việc kinh doanh sẽ chạy ra đưa tiền cho Cái Bang đệ tử rời đi; nếu có chủ quán không đưa tiền mà đuổi đi thì bọn họ sẽ không rời đi, mà mỗi ngày đều ngồi ở đây, hàng ngày sẽ tăng thêm nhân số, đến khi chủ quán chịu đưa tiền mới thôi. "Ô Y" là những người ăn xin bình thường, ăn mặc thường rách rưới và hôi hám, không đi với số lượng nhiều, thường dùng vẻ khổ sở trên người để nhận thiện cảm của người khác mà xin ăn, bởi vậy họ thường bị khinh thường hơn.

Không có quy tắc bất thành nhất định, Cái Bang giảng dạy "Thập Cùng", "Bát Yêu" và "Thập Giới", bang chúng sẽ thông quán mà thực hành.

Môn nhân/Đệ tử nổi danh[]

  • "Tiên Hải Bồng Lai Truyện": Trang Nghĩa Phương (Bang chủ đời thứ 1)
  • "Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao": Kim Bất Phạ, Kim Hoa Tử, Kim Lão Đại, Giang Khuông
  • "Thiên Long Bát Bộ": Uông Kiếm Thông (Bang chủ đời thứ 8), Mã Đại Nguyên, Bạch Thế Kính, Toàn Quán Thanh, Tiêu Phong (Bang chủ đời thứ 9), Du Thản Chi (Bang chủ đời thứ 10), Bát Đại Đà Chủ.
  • "Xạ Điêu Anh Hùng Truyện": Hồng Tứ Hải (Tổ sư), Tiền Bang Chủ (Bang chủ đời 17), Hồng Thất Công (Bang chủ đời 18), Hoàng Dung (Bang chủ đời 19), Quách Tĩnh (Đệ tử Hồng Thất Công, không chính thức), Lỗ Hữu Cước (Trưởng lão), Bành trưởng lão, Giản trưởng lão, Lương trưởng lão, Lê Sinh, Dư Triệu Hưng.
  • "Thần Điêu Hiệp Lữ": Lỗ Hữu Cước (Bang chủ đời 20), Gia Luật Tề (Bang chủ đời 21).
  • "Ỷ Thiên Đồ Long Ký": Sử Hoả Long (Bang chủ), Sử Hồng Thạch (Bang chủ), Thạch trưởng lão, Quý trưởng lão, Trịnh trưởng lão, Trần Hữu Lượng.
  • "Tiếu Ngạo Giang Hồ": Giải Phong (Bang chủ), Thanh Liên sứ giả, Bạch Liên sứ giả.
  • "Lộc Đỉnh Ký": Bát Đại Hộ Pháp, Ngũ Phương Hộ Pháp (Tiền, Hậu, Tả, Hữu, Trung)
  • "Tuyết Sơn Phi Hồ": Phạm Hưng Hán
  • "Võ Lâm Thiên Kiêu": Thượng Côn Dương (Bang chủ)
  • "Đại Đường Du Hiệp Truyện": Võ Thiết Tiều (Bang chủ)
  • "Long Phụng Bảo Thoa Duyên": Tiêu Cố (Bang chủ)
  • "Cuồng Hiệp Thiên Kiêu Ma Nữ": Lý Nguyên Xung (Bang chủ), Võ Sĩ Đôn
  • "Minh Đích Phong Vân Lục": Lục Côn (Bang chủ)
  • "Thần Châu Kỳ Hiệp": Cầu Vô Ý (Bang chủ)
  • "Tuyệt Thế Vô Song": Ngư Độc Xướng (Bang chủ)
  • "Tuyệt Thế Vô Song II": Long Phi Vũ
  • "Cựu Trứ Như Lai Thần Chưởng": Hồng Liên Hoa - Cái Nhược Lan
  • "Hoàn Kiếm Kỳ Tình Lục": Tất Lăng Hư
  • "Hà Nhất Tiên": Tiền Thái Viễn
  • "Bình Tung Hiệp Ảnh Lục": Tất Đạo Phàm
  • "Liên Kiếm Phong Vân Lục": Tất Kình Thiên
  • "Thần Binh Ngoại Truyện": Du Đại Xuyên
  • "Quảng Lăng Kiếm": Lục Côn Luân
  • "Thất Hồn Dẫn": Quân Sơn Song Tàn
  • "Thẩm Linh Phong Đích Tiểu Cố Sự": Tô Quân
  • "Sở Lưu Hương": Nhâm Từ, Nam Cung Linh
  • "Võ Lâm Ngoại Truyện": Tiểu Mễ
  • "Vân Hải Ngọc Cung Duyên": Lãnh Bạch Đào, Châu Ký, Phong Trọng Mâu
  • "Băng Xuyên Thiên Nữ Truyện": Lữ Thanh
  • "Băng Hà Tẩy Kiếm Lục": Trọng Trường Thống
  • "Mục Dã Lưu Tinh": Quản Vũ Đình
  • "Võ Trạng Nguyên Tô Khất Nhi": Tô Xán/Tô Khất Nhi
  • "Ngã Đối Ngật Phạn Đích Yêu Cầu Tỉ Giảo Cao": Mễ Kỳ Ốc Khắc Tư
  • "Nghĩa Quán Môn": Dũng Quán Quân
  • "Viễn Đại Tiền Trình": Sở Thiên Khu
  • "Tá Cẩu Côn": Đái Thiên Lý
  • "Cuồng Tiếu Lữ Đồ": Lao Sơn Dân

Báu vật[]

Đả Cẩu Bổng[]

Từ thời xa xưa, khi ăn mày đi ăn xin thường bị gia chủ thả chó cắn nên đả dùng gậy đánh đuổi, dần dần trở thành vũ khí chính của Cái Bang. Trong đó, gậy được sử dụng bởi Bang Chủ tượng trưng cho quyền lực cao nhất trong Cái Bang. Đả Cẩu Bổng được là bằng một vật liệu không rõ, trông giống ngọc thạch, có màu xanh lục, được khắc theo hình gậy trúc. Nó là hiện vật được truyền từ đời này sang đời khác bởi các đời Bang Chủ, và chỉ có Bang Chủ mới được phép chấp chưởng.

Võ học[]

Đả Cẩu Bổng Pháp[]

Đả Cẩu Bổng Pháp là tuyệt học trấn bang của Cái Bang, thường sử dụng chung với bảo vật trấn bang là Đả Cẩu Bổng. Môn bổng pháp này cùng Giáng Long Thập Bát Chưởng được xem là võ học trấn bang. Hàng Long Thập Bát Chưởng có thể được truyền cho người không phải là bang chủ, nhưng còn Đả Cẩu Bổng Pháp thì nhất định chỉ truyền cho bang chủ mà thôi, do bang chủ đời trước truyền lại cho người kế nhiệm, trong mấy trăm năm qua không một bang chủ nào của Cái Bang không biết môn bổng pháp này (trừ Du Thản Chi). Đây là một loại Côn Pháp chí cao, từ lâu đã nổi danh nhưng đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang, thì mới thật sự uy trấn giang hồ, và đến đời Hoàng Dung thì được biết đến rộng rãi. Bộ bổng pháp này dùng nhu thắng cương, bao đời Bang chủ Cái Bang nhờ nó mà trừ gian diệt ác, nổi danh giang hồ.

Hàng Long Thập Bát Chưởng[]

Hàng Long Thập Bát Chưởng là môn võ công chí dương chí cương trong thiên hạ, uy lực tuyệt luân, có khả năng Hàng Long Phục Hổ, do đó chỉ phù hợp với nam giới, mà phải là người chính trực và kiêu dũng, như chính bản thân của môn võ đó. Cùng với Đả Cẩu Bổng Pháp, đây là môn võ công trấn phái của Cái Bang. Tuy nhiên khác với Đả Cẩu Bổng Pháp chỉ truyền cho bang chủ, Giáng Long Thập Bát Chưởng được truyền rộng rãi hơn, nhưng cũng phải là đệ tử hàng lập công lao to lớn mới được học, mà cũng học không đầy đủ. Chỉ có bang chủ mới được học toàn bộ pho chưởng pháp. Trong tiểu thuyết "Thiên Long Bát Bộ", trước thời Hồng Thất Công có một nhân vật đã làm cho Giáng Long Thập Bát Chưởng đi vào huyền thoại là Tiêu Phong, một nhân tài kiệt xuất của Cái Bang. Với tấm lòng hào hiệp, cương trực chính nghĩa, Tiêu Phong đã đưa Giáng Long Thập Bát Chưởng trở thành một môn chưởng pháp danh bất hư truyền.

Liên Hoa Lạc[]

Đây là một bài hát mà đệ tử Cái Bang thường ngâm nga khi đi ăn xin, bài hát chứa đựng một tập hợp các phương pháp hô hấp của Nội gia, giúp các đệ tử đệ tử Cái Bang luyện tập nội lực.

Liên Hoa Chưởng[]

Một môn chưởng pháp cơ bản, được truyền dạy cho các đệ tử vừa mới gia nhập Cái Bang.

Đồng Chuỳ Thủ[]

Công phu quyền chưởng cơ bản của đệ tử Cái Bang.

Thiết Trửu Thoái Pháp[]

Trong "Xạ Điêu Anh Hùng Truyện", Hồng Thất Công đã truyền dạy môn thoái pháp này lại cho Hoàng Dung.

Đả Cẩu Trượng Pháp[]

Một môn bổng pháp cơ bản của đệ tử Cái Bang, thường dùng chung với gậy tre khi đi xin ăn, gặp chó đánh chó, gặp ác đánh ác.

Hỗn Thiên Công[]

Môn võ học cao cấp được những đệ tử Cái Bang luyện tập sau khi họ đã luyện tập qua võ thuật cơ bản ở một mức độ nhất định. Nó được đặt tên là "Hỗn Thiên" vì khi thi triển quyền, chưởng, cước cùng nhau tiến công, giống như lưu manh đầu đường đánh nhau.

Đả Cẩu Trận[]

Một trận pháp của Cái Bang, tập hợp nhiều đệ tử hợp lại với nhau. Khi thi triển thì bước chân hỗn loạn, tiến có lùi có, nhưng nghiêm khắc, đúng luật, khi thì hát Liên Hoa Lạc, khi thì rên rỉ, dùng nắm đấm đấm vào ngực, hoặc hét to nhằm mục đích làm rối loạn tâm trí đối phương.

Kiên Bích Trận[]

Một trận pháp cao minh của Cái Bang, xuất hiện trong tiểu thuyết "Xạ Điêu Anh Hùng Truyện". Đó là một trận pháp được các đệ tử Cái Bang sử dụng khi gặp phải kẻ thù mạnh. Trong Đại hội Quân Sơn, theo tiếng động, một tên ăn xin tám túi bước ra, dẫn hơn chục đệ tử xếp thành hai hàng, mỗi tên chắp tay, mười sáu bảy người tạo thành một bức tường kiên cố, hét lên: Đồng thời cúi đầu lao về phía Quách Tĩnh Hoàng Dung. Những bức tường bằng người đó nối tiếp nhau, dường như vô tận, đội phía trước đi ngang qua, lập tức rẽ vào đội phía sau, lăn qua như một bánh xe khổng lồ. Võ công của Quách Tĩnh dù mạnh đến đâu thì cuối cùng cũng sẽ bị áp đảo.

Thông tin ngoài lề[]

  • Phần lớn thông tin trong trang được lấy từ [1]
Advertisement